Mục lục
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó, làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.
Nền móng là bộ phận chịu tải quan trọng của toàn bộ công trình, do đó, khi sử dụng phương pháp này, khả năng chịu lực và tải trọng của móng được nâng cao và cải thiện hơn gấp nhiều lần so với công trình bình thường.

3 phương pháp ép cọc thường hay dùng khi thi công:
- Ép tải: phù hợp với công trình vừa, lớn hoặc có diện tích mặt bằng thi công.
- Ép neo: có thể áp dụng cho công trình vừa, lớn hoặc không có mặt bằng thi công.
- Ép cọc bằng robot: phương pháp ép cọc bằng máy ép robot thường chỉ sử dụng cho công trình lớn, đòi hỏi có mặt bằng thi công rộng rãi.
Các hình thức ép cọc bên tông phổ biến
Ép cọc bê tông cốt thép thường
Đây là loại sử dụng các cọc bê tông được sản xuất tại xưởng hoặc công trường bằng bê tông cốt thép đúc sẵn và dùng thiết bị đóng, hoặc ép xuống đất.
Tuy nhiên với những nơi đã có các công trình bao quanh như khu phố hay khu đông dân cư thì loại ép cọc bê tông cốt thép thường này hay gặp nhiều khó khăn, cản trở, đặc biệt là khâu vận chuyển.

Phương pháp này thích hợp sử dụng trong môi trường khu dân cư mới, tại những nền địa chất mới san lấp, đất nền có chướng ngại vật. Trong trường hợp này, cọc bê tông cốt thép thường có khả năng xuyên qua các lớp địa chất phức tạp và chướng ngại vật mà vẫn đảm bảo cọc không bị nứt gãy, kỹ thuật viên hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng cọc đã ép.
Ép cọc bê tông ly tâm
Phương pháp này sử dụng loại cọc được sản xuất, bảo dưỡng trên dây chuyền công nghệ hiện đại và thực hiện hoàn toàn trong nhà máy. Chúng tồn tại ở hai hình dạng: cọc tròn và cọc vuông, mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên.
Ép cọc bê tông ly tâm sử dụng phương pháp quay ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ B40 đến B60. Chiều dài và bề dày thành cọc tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc.

Ưu điểm của phương pháp ép cọc bê tông này là sử dụng trong các nền địa chất không có chướng ngại vật như đất ruộng hoặc đất mới san lấp. Bên cạnh đó, sử dụng cọc ly tâm dự ứng lực còn cắm sâu hơn rất nhiều so với cọc bên tông cốt thép thường nên tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền do đó số lượng cọc trong một đài ít, việc bố trí và thi công cũng dễ dàng, tiết kiệm chi phí xây dựng đài móng. Đặc biệt là sức chịu tải ngang lớn do bê tông trong cọc được ứng lực trước nên tăng khả năng chịu kéo của bê tông vì thế tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn.
Ép cọc khoan nhồi
Đây là phương pháp sử dụng các cọc bê tông được đổ tại chỗ trong các lỗ được tạo ra từ phương pháp khoan hoặc ống thiết bị. Các cọc này có đường kính phổ biến là 0,6m, 0,8m, 1,0m, 1,2m, 1,4m. Chiều dài cọc không hạn chế tùy theo điều kiện địa chất công trình.

Ép cọc khoan nhồi có ưu điểm nổi trội nhất là sức chịu tải rất lớn nhờ có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc đúc sẵn. Ngoài ra, việc bố trí đài cọc trong các công trình ngầm cũng dễ dàng vì số lượng cọc trong một đài thường rất nhỏ. Phương pháp này thường phù hợp với các công trình có tải trọng lớn.
Ép cọc cừ
Là phương pháp gia cố trên nền đất yếu, chịu được tải trọng thấp hoặc gia cố kè, bờ đê,..Có 2 cách thi công ép cọc cừ thủ công và máy.

Ép cọc cừ chỉ thi công được ở những nơi ngập nước, nếu vị trí thi công khô hạn thì cọc dễ bị mục nát.
Lợi ích của việc ép móng cọc bê tông
Nhiệm vụ của ép móng cọc bê tông là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. Móng cọc bê tông là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.

Trong những trường hợp xây nhà kẹt xen giữa hai công trình nhà ở khác thì việc ép cọc bê tông là một quy trình không thể thiếu trong tiến trình thi công xây dựng. Điều này đảm bảo cho những công trình bên cạnh được an toàn. Nhìn nhận về lâu về dài thì việc dùng cọc bê tông để tiến hành ép nén nền móng có rất nhiều lợi ích đảm bảo cho mỗi công trình nhà ở khi được xây dựng đều vững chắc tuyệt đối.
Ưu điểm và nhược điểm của ép cọc bê tông
Ưu điểm:
- Êm, không gây ra tiếng ồn
- Không gây ra chấn động cho các công trình khác
- Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.
Nhược điểm:
- Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy
- Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.
- Vận chuyển cọc bê-tông đến công trình. Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc)
- Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải bằng phẳng, không gồ ghề lồi lõm
- Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh
- Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc
- Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh
Đối với cọc bê-tông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm.
So sánh ép cọc bê tông và nhồi cọc bê tông
Ép cọc bê tông
Cọc ép là sử dụng những cây cọc đã được đúc sẵn theo thiết kế sau đó dùng các loại máy móc ép cọc xuống lòng đất.
Cọc ép: Cả cọc ép và cọc khoan nhồi đều là cọc bê tông cốt thép. Trong đó cọc ép còn được hiểu là cọc bê tông đúc sẵn. Kích thước cọc tùy thuộc vào yêu cầu tính toán có thể là hình vuông hoặc hình tam giác, dài từ 6-20m hoặc hơn nữa. Do vận chuyển khó khăn và điều kiện hạn chế, cọc được chế tạo thành từng đoạn rồi nối lại với nhau. Đoạn nối có 2 đầu giống nhau và giống phần đầu cọc của đoạn mũi.
Nhồi cọc bê tông
Cọc khoan nhồi là phương pháp thi công móng bằng cách dùng máy móc khoan thành lỗ cọc sẵn rồi đưa dàn thép và đổ bê tông xuống thành lỗ tạp ra cọc trực tiếp trên công trình.
Cọc khoan nhồi: Cọc khoan nhồi là cọc được chế tạo và hạ xuống ngay tại hiện trường bằng cách khoan trong đất những lỗ cọc có độ sâu và đường kính thiết kế, sau đó đặt lồng thép và nhồi bê tông vào cọc. Hiện nay cọc khoan nhồi thường có đường từ 600 đến 2500mm hoặc nhiều hơn nữa. Tùy vào điều kiện có thể đóng cọc thành các hình khác nhau.
Giá ép cọc bê tông
TT | HẠNG MỤC CỌC | LOẠI THÉP | MÁC BÊ TÔNG | ĐƠN GIÁ cọc/m |
1 | 200×200 | D14 nhà máy | #250 | 140.000 – 145.000 |
2 | 200×200 | D14 Đa Hội | #250 | 110.000 – 112.000 |
3 | 250×250 | D16 Nhà máy | #250 | 200.000 – 210.000 |
4 | 250×250 | D16 Đa Hội | #250 | 170.000 – 190.000 |
5 | 250×250 | D14 Nhà máy | #250 | 170.000 – 190.000 |
6 | 300×300 | D16 Nhà máy | #250 | 240.000 – 260.000 |
7 | 300×300 | D18 Nhà máy | #250 | 290.000 – 300.000 |
Các bạn đã cùng với FamilyHouse tìm hiểu về ép cọc bê tông, nếu cảm thấy bài viết đã cung cấp cho bạn nhưng đều bạn cần thì nhớ Like và Share bài viết tới mọi người nhé!
Công ty kiến trúc xây dựng hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng Bệnh viện, Nhà ở, Biệt thự, Spa. Nếu bạn có bất kỳ ý tưởng nào hãy liên hệ với chung tôi. Click vào đây